Thuốc và cách chữa trị viêm amidan hiệu quả

Sau đây là những bài thuốc và cách chữa trị bệnh viêm amidan,viêm họng ,viêm họng hạt hiệu quả bằng đông y..

Thuốc và cách chữa trị hiệu quả bệnh viêm họng

Sau đây là những bài thuốc và cách chữa trị bệnh viêm họng ,viêm amidan,viêm họng hạt hiệu quả..

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

THUỐC VÀ CÁCH CHỮA TRỊ VIÊM AMIDAN HIỆU QUẢ

Sau đây là những bài thuốc và cách chữa trị bệnh viêm amidan hiệu quả bằng đông y :

Viêm amidan mạn tính thường do biến chứng từ viêm amidan cấp tính nếu không chữa trị đúng cách tận gốc, diễn biến lặp đi lặp lại mà có. Biểu hiện chủ yếu là cổ họng hay có cảm giác ngứa, khô nóng, hơi đau. Có khi cảm giác như có dị vật, hôi miệng, sốt nhẹ, tiêu hóa kém, mất sức

Một số bài thuốc dân gian :

Bài 1

Thành phần: Trám chua 12 quả, phèn chua một ít.
Cách chế: Rạch 4-5 vết dọc quả trám, xát phèn chua vào bên trong.
Công hiệu: Chữa viêm amiđan cấp tính.
Cách dùng: Nhai nuốt từ từ.

Bài 2

Thành phần: Hạnh nhân 10 gam, thiên hoa phấn 15 gam.
Cách chế: Đem sắc kỹ.
Công hiệu: Chữa viêm amiđan cấp tính.
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 3

Thành phần: Trám chua 4 quả, huyền sâm 9 gam.
Cách chế: Sắc kỹ.
Công hiệu: Chữa viêm amiđan mạn tính.
Cách dùng: Uống thay nước chè hàng ngày.
Phép chữa: Dưỡng âm thanh phế hoạt huyết (tiêu viêm).

Bài thuốc đông y chữa viêm amidan hiệu quả :

- Bài 1: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, sơn thù 8g, xạ can 6g, hoài sơn 12g, tri mẫu 8g, trạch tả 8g, thiên hoa phấn 8g, đan bì 8g, địa cốt bì 8g, phục linh 8g, ngưu tất 12g, tất cả làm thành một thang sắc uống.

Trong bài này, sinh địa, huyền sâm có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân. Ngưu tất, tri mẫu có tác dụng hoạt huyết. Hoài sơn, phục linh, đan bì có tác dụng lương huyết tiêu sưng.

- Bài 2: Sinh địa 20g, bối mẫu, mạch môn, thiên hoa phấn, địa cốt bì mỗi thứ 8g; cam thảo, bach hà mỗi vị 4g; bạch thược, đan bì, huyền sâm mỗi vị 12g.

Tất cả làm thành thang sắc uống, uống khi thuốc còn ấm. Trong bài này, mạch môn để dưỡng phế âm, huyền sâm để thanh hư hỏa giải độc, sinh địa để dưỡng thận âm, bối mẫu để nhuận phế hóa đờm, đan bì để lương huyết tiêu sưng.

Chữa viêm amidan bằng thực phẩm :

Nguyên tắc ăn uống

- Người bệnh viêm amidan mạn tính thường có độc bên ngoài lưu trệ, do vậy kiêng ăn sống, lạnh như nước đá, rau sống trộn nộm.

- Người bệnh thường có trạng thái chứng bệnh nước bọt, mồ hôi không đầy đủ, âm hư hỏa mạnh, do vậy kiêng ăn các thức ăn thơm khô, nóng mạnh để phòng phạt âm, tổn thương nước bọt như tỏi sống, hành tây, hồi, rau thơm, hạt tiêu, ớt.

- Nên ăn nhiều rau xanh, dưa cải, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng, táo.

Món ăn bài thuốc

- Bài 1: Một số hoa quả tươi theo mùa, ép nước uống như dưa hấu, dưa chuột, lê tươi, cam ngọt, mía, ngó sen, đào, mận, dưa bở. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm miệng khô, họng ráo.

- Bài 2: Lấy 3 lát chanh tươi, thêm 15g đường phèn, hãm nước sôi làm một cốc nước chanh. Mỗi ngày uống hai cốc. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm chảy máu chân răng.
                                                             
- Bài 3: Lô căn tươi một nhánh, lá bạc hà 6 lá, sắc lấy nước, súc miệng luôn. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm ngứa họng.
                                                               

- Bài 4: Bách hợp 20g, bỏ vỏ lụa, thêm lá dâu 9g sắc lấy nước, nấu canh bách hợp, mỗi ngày ăn một bát con. Dùng chữa họng ngứa, khô nóng đau, ho đờm ít.

- Bài 5: Hồng khô một quả, nhai nhỏ, từ từ nuốt. Mỗi ngày ăn một quả. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm cảm giác vướng họng.

- Bài 6: Trám muối một quả, ngậm trong miệng, nuốt nước. Mỗi ngày ngậm ăn 2 quả. Dùng chữa viêm amidan mạn tính có đau.

- Bài 7: Thịt lợn nạc 50g, thái miếng nhỏ, thêm 100g bồ công anh tươi (giã nát, bọc vải màn), cùng nấu trong 2 giờ. Mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa viêm amidan mạn tính có hoa mắt đầu váng, yếu hầu nóng rát.

- Bài 8: Mộc nhĩ trắng 200g, ngâm nở, nấu nhừ trong lửa nhỏ, thêm nước sắc của 30g mạch đông nấu thành canh đặc. Mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm ho khan không có đờm, sốt vào buổi chiều.

Kiêng ăn

Theo Đông y, người viêm amiđan mãn tính thường có độc tố (từ bên ngoài) tích tụ, vì vậy kiêng ăn đồ sống, lạnh (nước đá, rau sống, nộm, 0); các thức thơm, khô, nóng mạnh như tỏi sống, hành tây, hồi, rau thơm, hạt tiêu, ớt...

Nên ăn

- Nên ăn nhiều rau xanh, dưa cải, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng, táo. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thực phẩm sau hàng ngày:

- Ăn một số hoa quả tươi theo mùa, ép nước uống như dưa hấu, dưa chuột, lê tươi, cam ngọt, mía, ngó sen, đào, mận, dưa bở… có tác dụng chữa viêm amiđan mạn tính kèm miệng khô, họng ráo.

- Nếu bị viêm amiđan mạn tính kèm chảy máu chân răng, hãy cắt 3 lát chanh tươi, thêm 15g đường phèn, hãm với nước sôi làm thành một cốc nước chanh. Mỗi ngày uống hai cốc.

- Hồng khô mỗi ngày một quả, nhai nhỏ, từ từ nuốt… có tác dụng chữa viêm amiđan mạn tính kèm cảm giác vướng họng.

- Trám muối, mỗi ngày ngậm ăn 2 quả có tác dụng chữa viêm amiđan mạn tính có đau.

- Thịt lợn nạc 50g, thái miếng nhỏ, thêm 100g bồ công anh tươi (giã nát, bọc vải màn), cùng nấu trong 2giờ. Mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa viêm amiđan mạn tính có hoa mắt đầu váng, yếu hầu nóng rát.

- Mộc nhĩ trắng 200g ngâm nở, nấu nhừ trong lửa nhỏ, thêm nước sắc của 30g mạch đông nấu thành canh đặc. Mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa viêm amidan mạn tính kèm ho khan không có đờm, sốt vào buổi chiều.

THUỐC VÀ CÁCH CHỮA TRỊ VIÊM HỌNG HIỆU QUẢ

Không phải trong trường hợp nào cũng uống kháng sinh. Thực tế, kháng sinh chỉ cần khi tiêu diệt các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây viêm họng , viêm họng hạt , hay viêm amidan chỉ khu trú ở thành cổ họng, chỉ cần điều trị một số loại thuốc ngậm thông dụng hoặc một số bài thuốc đông y cũng có thể dứt bệnh.

Ngoại cảm phong hàn :

Triệu chứng: Ngạt mũi, nặng tiếng, người ớn lạnh, không mồ hôi, cổ họng hơi sưng, nuốt thấy vướng, đau, kèm theo đau đầu, sốt vừa, sợ gió, đau mỏi thân mình, chán ăn; mạch phù hoãn.

Phương pháp điều trị: Sơ giải biểu tà.

Bài thuốc: Kinh phòng bại độc tán.

Kinh giới, phòng phong, độc hoạt, sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, chỉ xác, cát cánh, phục linh, cam thảo, khương hoạt mỗi vị 12g. Các vị trên thêm 7 nhát gừng,10 lá bạc hà và nước 1.200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: xạ can lá hoặc củ tươi vừa 1 miếng + sinh khương 1 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4- 5 lần.

Ngoại cảm phải dịch độc thời khí :

Triệu chứng: Trong họng ngứa đau, khô, sưng đỏ, nuốt khó ăn hay nghẹn, thích uống nước lạnh, sốt cao, khát; mạch sác, nhiều người mắc cùng thời điểm, lây lan lẫn nhau.

Phương pháp điều trị: Thanh hoả giải độc.

Bài thuốc: Thanh yết lợi cách thang: hoàng liên 8g; cam thảo 10g; nhân sâm 10g; bạch linh, hoàng cầm, ngưu bàng tử, phòng phong, bạch thược, thăng ma, cát cánh mỗi vị 12g. Các vị trên thêm 7 nhát gừng và 1.200ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: xạ can 3 miếng + hoắc hương 3 lá + sinh khương 1 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 4 – 5 lần.

Kinh dương minh tích nhiệt :

Triệu chứng: Sốt không sợ lạnh lại sợ nóng, họng sưng đỏ, đau, nóng, cảm giác như đốt ở trong họng, người mệt mỏi, háo khát, bồn chồn trong bụng, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, mạch hồng đại.

Phương pháp điều trị: Thanh tiết uất nhiệt.

Bài thuốc: “Lương cách tán”: hoàng cầm, chi tử, bạc hà diệp, liên kiều mỗi vị 10g; đại hoàng, mang tiêu, cam thảo mỗi vị 20g. Các vị trên (trừ mang tiêu, bạc hà diệp) sao giòn tán mạt, trộn mang tiêu tán mịn tinh. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 10g với nước trúc diệp, bạc hà diệp hoặc mật ong. Trẻ em thì tuỳ tuổi mà cho liều lượng thích hợp.

Thuốc nhai ngậm: lá húng chanh 3 lá + sơn đậu căn 3 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5 – 6 lần.

Đàm hoả

Triệu chứng: Yết hầu sưng, đau, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng buồn nôn, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, ngại nói, nặng thì khò khè, khó thở, tâm phiền; mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: Tiêu đàm chí yết thống.

Bài thuốc “Địch đàm thang”: nhân sâm 8g, trúc nhự 8g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 10g, đởm tinh 10g, chỉ thực 10g, quất hồng bì 16g, phục linh 16g, bán hạ 20g. Bán hạ khương chế, trần bì khứ bạch. Các vị trên + 5 nhát gừng và nước 1.200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: ô mai nhục + cam thảo vừa 1 miếng nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5-6 lần.

Khí hư

Triệu chứng: Họng hơi sưng mà khô, đau, nhức nuốt nước bọt đau. Ăn uống đau nghẹn, khó nuốt, đau nhiều vào lúc gần trưa, đại tiện phân lỏng, chân tay mềm nhẽo, người mệt mỏi; mạch hư nhược.

Phương pháp điều trị: Bổ trung ích khí, sinh tân dịch.

Bài thuốc: “Bổ trung ích khí thang gia giảm”: cam thảo 10g, nhân sâm 12g, thăng ma 12g, trần bì 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thiên hoa phấn 12g, hoàng kỳ 24g. Hoàng kỳ mật sao; cam thảo chích; nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy; trần bì khứ bạch. Các vị trên thêm 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: Ly tước 1 lá to + sơn đậu căn 3 miếng + vỏ quýt tươi sạch 1 cái, tất cả nhai ngậm nuốt nước cốt.

Xạ can.

Tỳ hư can uất

Triệu chứng: Cổ họng hơi sưng mà khô, đau, nuốt nước bọt đau, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, hai mạng sườn đau, thỉnh thoảng nóng lên cổ họng, lợm giọng, buồn nôn, ăn uống kém tiêu, người mệt, đại tiện thất thường, rêu lưỡi vàng cáu; mạch huyền.

Phương pháp điều trị:  Bổ tỳ sơ can.

Bài thuốc “Quy tỳ thang” hợp với bài “Tiêu dao tán”: mộc hương 4g, cam thảo 8g, nhân sâm 8g, viễn chí 8g, bạc hà 8g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, bạch truật 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn nhục 12g, toan táo nhân 12g. Phục thần bỏ lõi gỗ; hoàng kỳ bỏ gốc cuống mật chích; toan táo nhân sao vàng cánh gián; cam thảo chích; viễn chí bỏ lõi tẩm nước gừng sao vàng. Các vị trên 1.500ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm:  Tam thất tẩm nước muối ủ 5-7 ngày thái mỏng sao giòn nước và bã, ngày 7- 10 lần.

Thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà

Triệu chứng: Cổ họng khô, sưng đau, thường xuyên cảm giác nóng rát ở yết hầu, nuốt nước bọt khó khăn, đau, người phiền muộn, háo khát, ăn uống nghẹn khó nuốt, lưng đau, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện vàng sẻn. Rêu lưỡi vàng; chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Tư âm bổ thận.

Bài thuốc “Ngọc nữ tiễn”: tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, mạch môn đông 16g, sinh địa 20g, sinh thạch cao 24g. Các vị trên thêm 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang chia đều 5 lần.

Thuốc nhai ngậm: Tam thất tẩm nước muối ủ 5-7 ngày, thái mỏng sao giòn + ly tước 1 lá to nhai tinh ngậm, nuốt dần cả nước và bã, ngày 7- 10 lần.Theo Đông y, kim cúc vị đắng, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm mũi, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ...

* Ngoài ra có thể dùng các bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm như sau :

- Khi mới bị viêm họng, tốt nhất nên ngậm một vài lát chanh mỏng. Sau đó kiêng ăn mọi thứ trong một giờ để tạo điều kiện cho tinh dầu chanh và axit nitric phát huy tác dụng đến niêm mạc cổ bị viêm.

 - Sáp ong là loại thuốc trị viêm họng có hiệu quả nhất ở mọi thời kỳ. Chỉ sáp ong chất lượng cao mới có tác dụng nhanh, khi ngậm trong miệng nó làm cho lưỡi có cảm giác rát bỏng và hơi tê. Để điều trị viêm họng , sau bữa ăn, chỉ cần nhâm nhi miếng sáp ong có kích thước bằng ngón tay út. Mỗi ngày ăn khoảng 5g sáp ong. Nếu đây là sáp ong thật thì bệnh viêm họng sẽ khỏi hẳn sau 2 – 3 ngày ăn.

- Khi bị viêm họng, bạn có thể nhai một chút nhựa thông tươi sẽ rất tốt, chỉ sau một vài ngày sẽ khỏi hẳn.

- Giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi hoà với một cốc sữa nóng, hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc.
                                                             
- Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 – 5 phút, làm cho tới khi khỏi hẳn viêm họng.

- Vắt nước chanh vào chiếc ly bằng bạc để nơi râm mát chừng một ngày và cách 1 giờ uống 1 thìa nhỏ. Phương pháp này chống chỉ định đối với người bị bệnh thận.

- Cho 2 – 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút.

- Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.

- Pha loãng nước ép củ cải cay với nước theo tỷ lệ 1:1 để làm nước súc họng hàng ngày khi bị viêm họng sẽ rất tốt.

* Mỗi loài hoa cúc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là ứng dụng chữa bệnh từ các loài hoa cúc...
                                                       
Kim cúc :

Theo Đông y, kim cúc vị đắng, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm mũi, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ... Nếu bị cảm mạo phong nhiệt, thì dùng kim cúc 20g, củ sắn dây 15g, lá dâu tằm 10g, rễ cây lau 8g, bạc hà, cam thảo mỗi vị 5g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Nếu bị đinh nhọt, dùng kim cúc, bồ công anh mỗi vị 30g, từ hoa địa linh 20g, kim ngân 5g. Sắc uống vào lúc đói, ngày 1 thang chia 3 lần, uống 3 ngày liền. Viêm tuyến vú, lấy kim cúc 20g, kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo (mỗi vị 12g), sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần cho đến lúc khỏi. Bên ngoài dùng lá kim cúc cùng hành, muối, giã nhỏ đắp nơi đau ở vú một lần trong ngày. Giảm béo, dùng hoa cúc vàng vừa nở đem phơi khô để pha trà uống đều đặn có tác dụng 'thanh lý' chất dầu mỡ dư thừa trong cơ thể đạt hiệu quả giảm béo mà không hề gây hại cho cơ thể. Chữa sáng mắt, trừ màng mộng mắt: sử dụng cánh hoa cúc nấu canh cá trong bữa ăn, hoặc trộn cánh hoa tươi vào gạo thổi cơm (mỗi nồi cơm 2 bông).

Cúc vạn thọ :

Cúc vạn thọ vị đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng tiêu viêm, làm long đờm, trị ho, lá cúc vạn thọ làm mát gan, phổi, giải nhiệt, chữa đau mắt, ho gà, viêm miệng, đau răng, dùng đắp ngoài để trị viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm da mủ. Ho gà: hoa cúc vạn thọ 15g, đường phèn 10g. Sắc lấy 150 ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3–5 ngày. Đau răng: hoa cúc vạn thọ 5 cái, lá nhãn 5 lá, muối ăn chừng 15 hạt. Rửa sạch giã nhỏ chia 3 phần đều nhau, mỗi lần đặt một phần thuốc vào nơi răng đau. Còn hai phần ngậm thay đổi mỗi lần một phần. Chữa đau mắt đỏ: lá cúc vạn thọ 10 lá, lá dâu non 10 lá, rửa sạch cho vào ca đổ nước sôi vào và xông hơi nơi mắt đau (không để gần quá gây bỏng mắt). Ngày làm một lần trong 2–3 ngày. Mụn nhọt chưa vỡ: lá cúc vạn thọ 10g, lá táo ta 15g, muối ăn 10 hạt. Rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi đau. Ngày thay 1 lần.

Sơn bạch cúc :

Sơn bạch cúc có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, trấn ho, chữa trị cảm mạo phong nhiệt, viêm amidan, viêm phế quản, nhọt sưng, rắn cắn, o­ng đốt. Chữa viêm tuyến vú: sơn bạch cúc 40g, hoa kim ngân 20g, sắc uống. Chữa rắn cắn: sơn bạch cúc ép lấy nước, hoặc nước sắc sơn bạch cúc khô mà đắp. Trừ ho tiêu đờm: sơn bạch cúc 5 bông, mộc nhĩ trắng 10g, hạnh nhân 8g, hồng táo 6 quả, đường phèn 1 thìa to. Bạch cúc tách từng cánh, rửa sạch, để ráo, mộc nhĩ trắng ngâm nước cho mềm, cắt bỏ đầu thô, thái thành đoạn nhỏ, hạnh nhân rửa sạch, hồng táo ngâm mềm. Cho mộc nhĩ, hạnh nhân, hồng táo cùng 4 bát nước vào nồi ninh, khi táo đỏ mềm thì cho đường phèn vào hòa đều, để nguội, rắc hoa vào là ăn được, hoặc để trong tủ lạnh dùng dần.

Cúc bách nhật :

Cúc bách nhật vị ngọt hơi chát, tính bình, tác dụng tiêu viêm, chống ho... được dùng chữa hen phế quản, viêm phế quản cấp hay mãn, ho gà, đau mắt, đau đầu... Chữa đau đầu: lấy hoa cúc bách nhật, lá ngò tây, mỗi vị 5g, ngải cứu 10g, lá chanh, hương nhu mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang, dùng trong 5 ngày liền.

Cúc mốc :

Cúc mốc vị cay, thơm, tính mát, được dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, chữa sởi, lở, ù tai, trị ho và làm thuốc điều kinh... Chữa ho: lá cúc mốc 15g, lá húng chanh 20g, đem sắc uống ngày 1 thang, trong 5 ngày. Điều kinh: Lá cúc mốc 20g, lá ích mẫu 15g, ngải cứu 10g, đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống thuốc lúc nóng.

* Sau đây là một số bài thuốc chữa viêm họng:

Chứng thực:

- Nước sôi để ấm 300ml pha với 50g muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh. Ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần.

- Hoa kinh giới (kinh giới tuệ) 12g, cát cánh 12g, cam thảo 4g. Sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

- Quả quất (tắc) ướp muối 5 – 10 quả, nấu với 650ml nước, còn lại 300ml, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát, chế nước sôi để nguội vào quậy đều để uống.

- Thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) ngâm nước vo gạo 1 – 2 ngày, xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy 3 – 6g tán bột mịn để ngậm nuốt nước dần. Có thể sắc với 300ml nước, còn lại 100ml, ngậm nuốt dần.

Chứng hư:

- Phối hợp vị thuốc rẻ quạt 3 – 6g với các vị thuốc khác: mạch môn 10g, húng chanh 8g, cam thảo đất 6g. Sắc với 650ml nước, còn lại 300ml, chia 2 – 3 lần uống trước bữa ăn.

- Dùng bài quả quất như ở trên, phối hợp với: nước cốt gừng 1/2 muỗng cà phê, mật ong 20 – 30g, để tăng cường hiệu lực của thuốc.

- Khế chua 500g, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước cốt, hòa với ít muối ngậm nuốt dần. Hoặc ăn 1 – 2 quả khế, chấm với ít muối.

Nếu sinh hoạt trong môi trường có nhiều yếu tố bất lợi, có thể gây viêm họng (có nhiều khói, bụi, hóa chất…), nên sử dụng các thức uống sau để phòng ngừa:

- Nước nho, cà rốt: nho tươi 25 – 30 quả, cà rốt 1 củ vừa, lê 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Trước tiên, rửa nho, cà rốt, lê cho thật sạch, xắt nhỏ, cho vào máy xay. Xay xong cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Một tuần uống 2 – 3 lần.

Thức uống này có tác dụng làm tăng cường thể lực, phòng ngừa cảm mạo, viêm họng, ngoài ra còn giúp làm tươi sắc mặt.

- Nước củ sen: củ sen tươi 150g, táo tây 1 quả, nước chanh vắt 1 muỗng canh.

Rửa củ sen thật sạch, xắt miếng nhỏ, xay chung với táo tây và một lương nước vừa đủ. Sau khi xay nhuyễn, cho nước cốt chanh vào khuấy đều để uống. Có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Một tuần uống 2 – 3 lần.

* Bài thuốc chữa viêm họng dành cho bà bầu :

- Chanh và muối: Thái chanh thành những lát nhỏ trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng. Ngày ngậm ít nhất 5 lần. Thai phụ cũng có thể hòa chanh với nước muối uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách trị viêm họng hiệu quả.

- Cà rốt: Cà rốt ép lấy nước, cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút.

- Bột nghệ: Lấy 1/2 cốc nước nóng cho 1/2 thìa bột nghệ, một ít muối. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm. Nếu bị viêm họng kèm với ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

- Gừng, chanh và mật ong: Lấy 01 thìa nước gừng và 01 thìa mật ong trộn với nhau. Ăn hỗn hợp gừng và mật ong, sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng. Một cách khác là dùng 1/2 cốc nước ấm, cho vào 03 thìa nước chanh, 01 thìa mật ong, 01 thìa nước gừng. Khuấy đều lên và nhấp từng ngụm nhỏ một, ngày 3 lần sẽ giảm viêm họng nhanh chóng.

- Trà và mật ong: Hãy cho một thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1/2 quả chanh vắt sẽ giúp thai phụ giảm được viêm họng.

- Củ cải tươi: Nếu ho và viêm họng dẫn tới bị khàn tiếng, mất tiếng, hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống. Nấu cháo củ cải ăn nóng với hành và tía tô cũng giúp thai phụ hết bị viêm họng, mất tiếng.

- Tỏi và sữa nóng: Giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, rồi hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa cho bà Bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giảm viêm họng nhanh chóng.

- Lá tía tô: Lá tía tô tươi, nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng.

Trên đây chúng tôi xin giới thiệu thuốc và cách chữa trị viêm họng hiệu quả.Để biết thêm thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo sđt 0904 631934 để được các chuyên gia tư vấn 1 cách tốt nhất.

CÓ NÊN DÙNG KHÁNG SINH ĐỂ CHỮA VIÊM AMIDAN Ở TRẺ EM HAY KHÔNG

Viêm amiđan là một trong những bệnh hay gặp trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là ở trẻ em. Các bà mẹ thường sốt ruột, cứ thấy con viêm là lạm dụng kháng sinh, rất nguy hiểm.

TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, trước thói quen của nhiều bà mẹ: cứ thấy bé sưng amiđan là “nã” kháng sinh cho con.

Theo TS Định, viêm amiđan có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, hai nguyên nhân phổ biến là viêm amiđan do virus và do vi khuẩn (như vi khuẩn liên cầu, tụ cầu...). Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi như sự thay đổi thời tiết đột ngột thì ăn đồ lạnh, môi trường bụi bặm… cũng là những tác nhân gây nên tình trạng này. Và với mỗi nguyên nhân gây viêm khác nhau đều phải có cách điều trị riêng, không thể áp dụng chung.trong một đơn thuốc cho mỗi lần viêm amiđan.

Bị viêm amiđan, đa phần người bệnh đều có các biểu hiện như: Mệt mỏi, kém ăn, sốt cao tới 39-40oC, đau họng, họng khô, rát, nóng, nuốt nước bọt cũng thấy đau, ho, có khi ho từng cơn. Đặc biệt ở trẻ em thường thở khò khè, ngáy to. Trong một số trường hợp, người bệnh có hơi thở rất hôi. Người bệnh không thể tự phân biệt mình viêm amiđan do virus hay vi khuẩn nếu chỉ dựa trên những triệu chứng này.

“Bác sĩ khám bệnh, nếu thấy hai viên amiđan sưng nhưng chỉ đỏ rực bề mặt thì phần lớn là viêm amiđan virus. Còn nếu thấy ngoài dấu hiệu sưng, đỏ rực lại thêm những chấm mủ trắng trên amiđan thì bệnh nhân được xác định viêm amiđan do vi khuẩn, buộc phải điều trị bằng kháng sinh để phòng bội nhiễm...”, BS Định nói.
                                         
                                           

Cụ thể, với những trường hợp viêm amiđan do vi rút, thường chỉ sau 4-5 ngày là bệnh tự khỏi mà không phải dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ chỉ cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt, giảm ho theo cân nặng, từ 4-6 tiếng một lần khi sốt cao 39oC trở lên. Người bệnh cần xúc miệng thường xuyên bằng nước xúc miệng diệt khuẩn, nâng cao thể trạng bằng dinh dưỡng hợp lý… bệnh sẽ lui nhanh chóng.

Nhưng với những trường hợp viêm amiđan do vi khuẩn, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, giảm ho, súc miệng… thì bắt buộc phải uống kháng sinh theo chỉ dẫn để phòng biến chứng như áp xe tại chỗ, gây viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản…

Vì thế, khi có dấu hiệu viêm amiđan, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị đúng theo chỉ định của thầy thuốc, tránh lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết.

Để phòng viêm amiđan, mọi người cần hạn chế ăn đồ lạnh. Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối pha loãng, đặc biệt trong các đợt dịch cúm, sốt xuất huyết... Tránh hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc lá, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều hoa quả, vitamin C, kẽm để nâng cao sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng.


NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM AMIDAN Ở TRẺ EM

Amidan là một hệ thống tổ chức limphô nằm trong họng, có vai trò trong hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, tổ chức này rất hay bị viêm hoặc quá phát gây hội chứng amidan quá to làm trẻ hô hấp khó khăn, thậm chí có thể gây hội chứng ngừng thở khi ngủ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm amidan :

Các dấu hiệu về amidan quá phát có thể nhận biết từ rất sớm do ảnh hưởng đến chức năng thở của trẻ. Nếu thấy trẻ ngủ mà ngáy thì cần cho trẻ đi khám amidan, vì nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ bị các cơn ngừng thở khi ngủ. Cần phải đặc biệt lưu ý nếu trẻ ngủ ngáy to, thở bằng mồm mãn tính, hay thức giấc trong đêm, mệt mỏi, đái dầm, học lực kém… Amidan quá phát cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành giọng nói, hoặc cách phát âm của trẻ. Nếu trẻ phát âm như giọng mũi, hoặc khó khăn khi phát âm cần phải khám amidan ngay.

Amidan quá to có thể làm trẻ nuốt vướng, khó ăn, ăn uống chậm chạp hàng giờ mới xong bữa cơm. Thậm chí, viêm amidan cũng gây ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai dẫn đến bị điếc. Trẻ bị quá phát amidan thường có hơi thở hôi, ho về đêm, ho khan kéo dài. Trẻ luôn có cảm giác khó chịu, rát họng hoặc cảm giác vướng mắc như có dị vật ở họng hoặc nhói đau khi nuốt. Trẻ thường tái diễn các đợt viêm nhiễm cấp amidan nhiều lần trong năm. Khi đó, cần đưa trẻ đến các bệnh viện để khám thực thể và làm các xét nghiệm cần thiết. Các thầy thuốc sẽ có chỉ định cần thiết để điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan, nạo VA cho trẻ. Phẫu thuật cắt amidan phải được tiến hành ở các cơ sở y tế có thẩm quyền chuyên môn và đầy đủ phương tiện cấp cứu, vì dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân như: chảy máu, nhiễm trùng…


Nên cắt bỏ amidan khi nào?

Amidan có tác dụng bảo vệ cơ thể, nó có thể sinh ra kháng thể, tiêu diệt và phòng ngừa virút xâm hại vào cơ thể. Vì vậy trong trường hợp bình thường không được mù quáng cắt bỏ đi. Khi nào mất đi tác dụng bảo vệ đối với cơ thể mà làm hại cho cơ thể thì mới phải xem xét cắt bỏ đi. Cụ thể là trong các trường hợp sau mới phải cắt bỏ:
                                                   


- Viêm amidan thường xuyên phát tác cấp tính, nhiều lần dùng thuốc điều trị mà không có hiệu quả, đã ảnh hưởng đến các tổ chức lân cận, như xung quanh tuyến amidan bị sưng mủ, viêm mũi, viêm lỗ mũi, viêm tai giữa…

- Viêm amidan đã trở thành ổ bệnh, gây ra bệnh nghiêm trọng toàn thân, như viêm khớp cấp tính, sưng tuyến giáp, viêm thận cấp, chứng bại huyết…

- Những trẻ sốt nhẹ lâu dài không rõ nguyên nhân và hen suyễn, sốt xuất huyết và bệnh da chữa lâu dài không có hiệu quả.

- Amidan sưng to quá mức, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, nuốt và nói chuyện, vì thế ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của trẻ.

Tóm lại, amidan có cắt đi hay không thì phải dựa vào việc amidan có thực sự bị di chứng hay không, hoặc nghi là ổ bệnh, hoặc ảnh hưởng đến công năng sinh lý thì có thể xem xét để cắt bỏ. Nếu phẫu thuật có thể chảy nhiều máu, hoặc phẫu thuật làm cho bệnh tình xấu đi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoặc điều kiện sức khoẻ của trẻ không cho phép thì không nên cắt bỏ.

NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH VIÊM AMIDAN

viêm amidan nếu để lâu không chữa trị hoặc  chữa trị không đúng cách thì rất dễ biến chứng nguy hiểm thành những bệnh sau :

1. Bệnh tinh hồng nhiệt:

Do độc tố của liên cầu trùng gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Amidan có giả mạc. Bệnh này dẫn đến biến chứng viêm tai giữa hoại tử các xương con.

2. Viêm khớp cấp

Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.

3. Viêm cầu thận
                                                     

Tần xuất bệnh viêm cầu thận sau viêm amidan khoảng 24%, và chuyển thành viêm thận cấp sau đó. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.

4. Ap xe quanh amidan
Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.
                                                         

Khám họng phát hiện khẩu cái mềm bên áp xe bị đẩy ra trước, sờ mềm. Khi rạch dẫn lưu nhiều mủ đặc rất thối trong ổ áp xe.

VÀI ĐIỀU VỀ VIÊM AMIDAN BẠN NÊN BIẾT

Viêm amidan là nhóm bệnh hay gặp, đứng hàng đầu trong những bệnh lý về họng. Bệnh có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính. Viêm amidan cấp là bệnh thường gặp trong tình trạng nhiễm trùng còn phổ biến ở nước ta.

Tỷ lệ bị bệnh khoảng 10% dân số. Viêm amidan rất hay tái phát và có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt đối với trẻ em..

Họng là nơi tập trung nhiều các tổ chức lympho. Tại một số vùng của họng các tổ chức lympho tập trung lại thành từng đám gọi là các amidan hay các hạnh nhân, các amidan quây lại thành vòng bạch huyết Waldeyer bao gồm: amidan vòm (V.A), amidan vòi, amidan khẩu cái (thường gọi tắt là amidan), amidan lưỡi và hạch Gillet. Các amidan này sản xuất ra các tế bào lympho T và B tham gia vào miễn dịch tế bào để bảo vệ cơ thể, trong đó quan trọng nhất là amidan vòm (V.A) và amidan khẩu cái (amidan). Viêm amidan hay gặp ở trẻ lớn (trên 7 tuổi) và người lớn.
                                                                       


Điều trị viêm amidan cũng phụ thuộc vào giai đoạn của viêm amidan là cấp hay mạn tính.

Viêm amidan cấp được chia làm hai loại là viêm amidan cấp đỏ (do virut) và viêm amidan cấp trắng (cấp mủ – do vi khuẩn).

Nguyên nhân gây viêm mũi họng thường là do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh). Một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu b tan huyết nhóm A (khoảng 20%).

Điều trị viêm amidan cấp trắng (do vi khuẩn) ở trẻ em

Toàn thân:

Kháng sinh toàn thân, nhóm thuốc hay sử dụng nhất là b lactam như clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine… có hoạt tính trên phần lớn các chủng gram dương và gram âm, thuốc có nhiều đặc tính ích lợi và hữu hiệu với tác động diệt khuẩn chống lại nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, bao gồm các chủng sản xuất b – lactamase. Tác động diệt khuẩn này đạt được là do ức chế sự tổng hợp màng tế bào bằng cách gắn kết vào các protein đích thiết yếu. Nhóm b lactam thường có hoạt tính với các nhóm vi khuẩn: hiếu khí gram âm: Escherichia coli, Klebsiella sp, Proteus mirabilis, Proteus rettgeri, Haemophilus influenzae… Hiếu khí gram dương: Staphylococcus aureus và Staphelococus epidermidis (bao gồm các chủng có sản xuất pennicilinase trừ các chủng kháng methicilline), Streptococus pyogenes (và những streptococci tán huyết â), Streptococcus pneumoniae… Kỵ khí: cầu khuẩn gram dương và gram âm.

Nhóm thuốc này được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và nhanh chóng bị thủy phân ở niêm mạc ruột và trong máu để phóng thích thuốc vào hệ tuần hoàn. Thuốc hấp thu tốt nhất khi được uống trước hoặc trong bữa ăn. Nồng độ tối đa đạt trong huyết thanh sau 2 – 3 giờ. Thời gian bán huỷ trong huyết thanh từ 1 – 1,5 giờ. Mức độ gắn kết với protein thể hiện khác nhau từ 33-50% tùy theo phương pháp được dùng. Nhóm thuốc này không bị chuyển hoá và được đào thải bởi quá trình lọc ở cầu thận và sự thải ở ống thận.

Thận trọng khi trẻ có biểu hiện dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nếu dùng thuốc dài ngày có thể đưa đến hiện tượng tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm như nấm… lúc này phải ngưng thuốc. Chứng viêm đại tràng giả mạc, do đó phải cân nhắc khi sử dụng nhóm thuốc này ở những trẻ đang bị tiêu chảy.

Nếu nghi ngờ viêm amidan do nguyên nhân liên cầu b tan huyết nhóm A phải điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần.

- Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều. Liều khuyến cáo ở trẻ là 10mg/kg cân nặng/ngày.

- Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm a choay, amitase.

- Thuốc giảm ho.

Tại chỗ:

- Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%…
                                                   

- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine…

Với viêm amidan mạn tính thường có chỉ định điều trị bằng điều chỉnh độ pH tại chỗ để chuyển môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm, làm cho vi khuẩn khó phát triển. Nếu cần thiết có chỉ định cắt amidan.

CÂY THUỐC CHỮA VIÊM HỌNG ĐƠN GIẢN NHƯNG CŨNG RẤT HIỆU QUẢ

Cây rẻ quạt thường được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc khắp nơi ở nước ta, có tên khoa học là Belamcanda sinensis (L) DC, là một loài cây bụi thân cỏ, có thân rễ dài, mọc bò sát đất, thân cao khoảng 0,5m.

Lá cây mọc thẳng xếp hai hàng trên một mặt phẳng giống như “cái quạt”, hoa có màu vàng cam có đốm đỏ. Quả nang có sọc ngang, hạt màu xanh đen, hình cầu, sáng bóng.

Theo đông y, vị thuốc “xạ can” là thân rễ của cây rẻ quạt thường đào vào mùa xuân hoặc mùa thu; cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô, khi dùng, ngâm nước gạo một hai ngày cho mềm; thái mỏng phơi hay sấy khô mà dùng dần. Xạ can là loại thuốc “thanh nhiệt giải độc” có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh Túc quyết âm Can và Thủ thái âm Phế. Có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, long đờm, đau họng, ho đờm; dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Hoặc giã củ tươi 10-20g với vài hạt muối, vắt lấy nước, ngậm nuốt dần; bã đắp ở ngoài. Xạ can hơi có độc nên người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng. Dưới đây là một số bài thuốc của vị xạ can:

- Chữa viêm họng mạn tính, viêm họng hạt: Lấy một củ rẻ quạt to cỡ ngón chân cái rửa sạch, nướng chín (nếu không nướng chín sẽ gây bỏng họng), giã nhỏ với khoảng 10g muối, sau đó cho vào lọ nút kín. Hàng ngày lấy ra ngậm 3-5 lần; liên tục 3-5 ngày; có thể nhai nuốt cả bã và nước.

-Chữa viêm họng cấp: Xạ can (8-10g), sắc nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày; khi uống có thể cho thêm đường hoặc mật ong vào cho dễ uống; đồng thời giã củ hoặc lá đáp vào chỗ đau trên cổ.

-Chữa viêm họng: Xạ can (4 g), kinh giới (16 g), kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi vị (12 g); bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì mỗi vị (8 g). Sắc uống ngày một thang.

-Chữa viêm họng, ho đờm: Xạ can (6 g), sâm đại hành (15 g), mạch môn (15 g), cát cánh (6 g). Sắc uống ngày một thang.

-Chữa viêm amiđan cấp tính: Xạ can (6 g); kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị (16 g), huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn mỗi vị (12) g; bạc hà, ngưu bàng tử mỗi vị (8 g); cát cánh (6 g). Sắc uống ngày một thang.

-Chữa các triệu chứng báng, bụng to nước óc ách, da đen xạm: Xạ can tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, hễ thấy lợi tiểu tiện thì thôi.

-Trị ho hen, ho do lạnh: Xạ can (10 g), bán hạ (10 g), tử uyển (10 g), khoản đông hoa (10 g), đại táo (10 g), sinh khương (10 g), ma hoàng (7 g), ngũ vị tử (3 g), tế tân (3 g). Sắc nước uống.

Cây bạc hà :

Cây húng cay còn có tên là cây bạc hà, có tác dụng tốt trong việc cải thiện chứng viêm họng, tưa lưỡi, cảm nắng, mề đay...
                                                   

Theo Đông y, bạc hà vị cay, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu thức ăn, giải cảm nắng, đau bụng, đầy bụng, tiêu viêm…

Trị chứng viêm họng, khản tiếng: Lấy một nắm húng cay tươi rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối, cho thêm một ít nước sôi để nguội, hòa đều, vắt lấy nước. Ngậm nước thuốc trên trong miệng khoảng 10- 15 phút rồi nuốt dần.

Trị chứng tưa lưỡi ở trẻ: Lấy một lá húng cay tươi rửa sạch với nước sôi để nguội rồi bọc vào ngón tay chà nhẹ lên lớp tưa lưỡi của trẻ, làm vài lần sẽ khỏi.

Bị rết hoặc ong đốt: Lấy lá húng cay tươi rửa sạch, nhai nhuyễn đắp vào chỗ bị cắn.

Trị chứng đi lỵ ra máu: Lấy một nắm lá rau húng cay tươi rửa sạch, sắc với hai bát nước còn gần một bát, chia uống 2 - 3 lần trong ngày.

Trị chứng ho vướng đờm trong cổ: Lấy 200 gr húng cay khô, tán thành bột, luyện với mật mía thành viên như hạt nhãn. Ngậm hết 15 - 20 viên là khỏi.

Trị chứng cảm nắng, nhức đầu: Lấy khoảng 15 - 20 gr húng cay tươi làm nước xông. Trước khi xông, chắt một chén nhỏ uống. Xông xong lau mồ hôi, nghỉ ngơi sẽ khỏi.

Trị chứng mày đay, dị ứng sơn ta: Nếu bị mày đay mẩn ngứa thì lấy lá húng cay tươi rửa sạch bằng nước muối, vò nát xát lên chỗ mày đay. Nếu bị dị ứng sơn ta ngứa ngáy, lở loét thì lấy lá húng cay đã phơi khô hoặc sao khô nấu với nước để rửa vết lở, rất mau lành.

Hoa đu đủ đực :

Cây đu đủ đực, là cây có màu hơi xanh lục. Lá mọc so le, có cuống dài, mỗi phiến lá chia làm 8 - 9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm nữa như bị xẻ rách. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống, rất dài.

Bộ phận dùng chế biến làm thuốc chủ yếu là hoa. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng hoa đu đủ đực để chữa bệnh nên chọn hoa mới nở ngay tại cây, thường dùng tươi.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa đu đủ đực:
Trị ho cho trẻ: 10-20g hoa đu đủ đực (chọn hoa mới nở) trộn với đường trắng hoặc mật ong, hấp cơm trong 15-20 phút, sau đó lấy ra đem nghiền nát để dùng. Cho trẻ uống làm 2-3 lần trong ngày với nước đun sôi để nguội. Uống trong 3 ngày.

Chữa ho kèm theo mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g. Tất cả để tươi, nghiền nát rồi hòa với 20ml, thêm ít mật ong hoặc đường kính trộn đều, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.

Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, củ mạch môn, xạ can, lá húng chanh mỗi vị 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần.













SỰ LIÊN QUAN GIỮA VIÊM MŨI,VIÊM XOANG,VIÊM AMIDAN,VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ VIÊM HỌNG

Họng là nơi ra vào của đồ ăn, thức uống, là lối vào của khí trời”.

Họng là ngã tư đường ăn và đường thở. Khi ta ăn, thức ăn qua miệng, họng, xuống thực quản để vào dạ dày. Khi ta thở, không khí đi qua mũi, qua họng, rồi qua thanh- khí quản để vào phổi. Bởi vậy, những bệnh tật của các vùng liên quan như viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan… do vi khuẩn , do thời tiết bất thường hoặc do các chất thải độc hại từ môi trường đều có thể gây viêm họng. Viêm họng mạn tính tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm họng hạt. Bệnh không nặng nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp.
                                                                       

Viêm họng hạt chỉ là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn. Vùng họng chứa nhiều mô lympho với nhiệm vụ diệt khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vùng họng sẽ bị các bạch cầu ở đây bắt giữ đưa vào mô lympho và tiêu diệt ở đó. Nếu họng bị viêm mạn tính, các mô lympho phải làm việc liên tục trong một thời gian dài nên ngày càng to ra và gây viêm họng hạt. Thành sau họng sẽ có nhiều hạt lớn nhỏ như đầu đinh ghim hoặc hạt ngô, có nhiều hạt nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ.

Lúc bình thường, các mô lympho ở họng là nơi diệt khuẩn âm thầm, chúng ta không có cảm giác gì. Nhưng khi trở thành “hạt” thì nó lại kích thích họng gây khó chịu. Người bệnh lúc nào cũng thấy vương vướng trong họng, ngứa họng, phải đằng hắng hay ho nhẹ một tiếng mới hết; và chỉ một lúc sau (vài giờ, thậm chí chỉ mấy phút) lại bị ngứa họng, lại phải đằng hắng hay ho nhẹ một cái.

Theo Đông y , xếp viêm họng hạt thuộc chứng “mạn hầu tý” (mạn có nghĩa: lâu ngày; hầu tý có nghĩa: cổ họng bị nghẽn tắc) – Rất khó chữa trị.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới “mạn hầu tý” là do: phế thận âm hư, tỳ vị hư nhược, thận dương hư suy.

Biểu hiện viêm họng hạt: Cổ họng nghẽn tắc, sùi lên như những chuỗi hạt.

Mạn hầu tý có thể do ngoại tà (tác nhân gây bệnh từ bên ngoài) hoặc nội nhân gây nên. Ngoại tà chủ yếu liên quan tới yếu tố môi trường – ô nhiễm môi trường hiện nay đang là một vấn nạn ( gồm có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường thực phẩm, dinh dưỡng ) – và yếu tố thời tiết, khí hậu – thời tiết thay đổi thất thường do khí hậu trái đất bị thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây. Nội nhân phần nhiều do chức năng tạng phủ mất điều hòa, chủ yếu là 3 tạng Phế, Tỳ và Thận bị thương tổn.

Bệnh viêm họng cấp

Triệu chứng bệnh:

Đa số bệnh viêm họng cấp thường gặp ở trẻ em. Thanh thiếu niên, người trung niên và người già cũng mắc bệnh này nhưng ít hơn.

Có đến 80% các trường hợp viêm họng cấp là do vi rut, 20% còn lại là vi khuẩn như các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu,.. Trong số các vi khuẩn gây bệnh viêm họng thì nguy hiểm nhất là liên cầu tan huyết nhóm A. Đây là thủ phạm gây các biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận.

Triệu chứng điển hình của viêm họng cấp là sốt, đau họng, ho, biểu hiện nhiễm khuẩn. Bệnh nhân thường sốt cao 39 – 40 độ C, rét run; thấy đau rát họng nhất là khi nuốt. Ho được biểu hiện ban đầu là ho khan rồi ho từng cơn, ho có đờm. Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt là môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, nét mặt bơ phờ mệt mỏi. Trẻ nhỏ khi bị viêm họng thường quấy khóc, chán ăn, bỏ bú. Khám thực tế thấy niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to, đỏ; có thể thấy hạch góc hàm sưng đau.
Trường hợp viêm họng cấp do hạch hầu và viêm họng vincent thì nổi bật là triệu chứng nhiễm độc toàn thân, sốt không cao nhưng mặt xanh tái, mệt mỏi, bơ phờ, nước tiểu ít, họng có giả mạc trắng.

Những biến chứng có thể xảy ra của các loại viêm họng nói chung là:

- Các biến chứng tại chỗ gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.

- Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi.

- Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim…
Với viêm họng mạn tính, để điều trị bệnh, người ta có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng muối bạc, bằng axít chromic, đốt điện, đốt bằng laser CO2 hoặc bằng nitơ bạc. Tuy nhiên các biện pháp phòng bệnh là quan trọng hơn cả. Các biện pháp trên chỉ có tác dụng điều trị mang tính cấp thời , điều trị theo triệu chứng, có tác dụng cắt cơn không thể chấm dứt được căn nguyên của căn bệnh đó là do thể trạng yếu và do tác động xấu từ môi trường bị ô nhiễm.

Nguyên tắc điều trị

a) Điều trị theo  Bác sĩ tại các phòng khám hoặc bệnh viện:

Như đã nói, phần lớn nguyên nhân gây viêm họng cấp là do virus, những trường hợp viêm họng này điều trị chứng như hạ sốt, giảm đau, giảm ho, chống viêm mà không cần dùng kháng sinh.

Chỉ những trường hợp do viêm họng cấp do vi khuẩn mới phải dùng kháng sinh, hiệu quả nhất là chỉ định kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ.

Với viêm họng do bạch hầu phải chuyển ngay bệnh nhân vào các khoa truyền nhiễm để điều trị, dứt khoát không điều trị tại nhà. Bệnh nhân được dùng kháng sinh đúng liều đồng thời với các biện pháp giải độc, hổ trợ các loại Vitamin. Điều hòa thân nhiệt…

b) Sau khi điều trị theo y lệnh của Bác sĩ tại các phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa cần tiếp tục liên hệ với chúng tôi để lấy thuốc trị dứt diểm căn bệnh.

Theo đông y và thực tế kết quả điều trị cho thấy những biện pháp điều trị bệnh viêm họng cấp tính của bác sĩ tây y có tác dụng tốt trong việc điều trị mang tính khẩn cấp , điều trị theo triệu chứng, nhưng không thể loại bỏ căn nguyên sâu xa của gốc bệnh đó là : Ngoại tà và Nội Nhân gây nên bệnh Mạn Hầu tý ( Viêm họng hạt ) . Hay nói một cách dễ hiểu là Tây y rất giỏi trong việc trị dứt điểm bệnh trạng hiện thời , nhưng không có khả năng loại bỏ gốc rễ đã ăn sâu từ phía bên trong cơ thể . Bằng chứng là một thời gian sau bệnh lại tái phát. Lại phải đi bác sĩ, khoảng một tuần đến 10 ngày điều trị theo y lệnh của bác sĩ là hết bệnh, nhưng một thời gian sau đó bệnh tái phát trở lại nhưng lần này lại nặng hơn và kéo dài hơn, dùng thuốc kháng sinh ngày càng mạnh hơn. Cái vòng lẩn quẩn đó khiến người bệnh cảm thấy chán nãn, mất tự tin, lo lắng, suy giảm chất lượng sống.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM HỌNG

70-80% tác nhân gây viêm họng là do virus, có thể tự khỏi nếu sức đề kháng tốt. Tuy nhiên khoảng 20-30% người nhiễm bệnh vì liên cầu, có thể biến chứng dẫn bệnh thớp tim.

Theo giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Truởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội) viêm mũi họng cấp hay nhiễm khuẩn hô hấp trên là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus, thuốc kháng sinh không có tác dụng.

                                                

Trong trường hợp này cha mẹ nên cân nhắc việc sử dụng kháng sinh. Vì uống thuốc vào chỉ khiến trẻ mệt hơn, thậm chí là ở nhưng trẻ nhỏ có thể bị tiêu chảy do kháng sinh.

Việc điều trị bệnh ở đây chủ yếu là điều trị triệu chứng. Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên, nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Dùng các thuốc tây y hoặc đông y nếu trẻ ho nhiều. Có thể dùng mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho. Nếu trẻ chảy mũi nhiều hoặc tắc mũi nhiều thì có thể sử dụng một số thuốc có các chế phẩm chống tắc mũi.

Trong khi đó, nếu trẻ có ít nhất một trong các dấu hiệu sau thì cần nghĩ đến viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A: họng đỏ, amidan sưng, có chất xuất tiết trắng và sưng đau hạch cổ. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm vì nguy cơ gây biến chứng nặng nề. Trường hợp này trẻ cần được điều trị đứng và đủ liệu kháng sinh để dự phòng các biến chứng thấp khớp cấp có thể ảnh hưởng đến tim sau này rất khó chữa.

Để chẩn đoán chính xác viêm họng do liên cầu phải làm xét nghiệm cấy nhớt họng hoặc các test chẩn đoán nhanh. Thực tế không phải trẻ nào bị viêm họng cũng có thể lấy dịch họng để xét nghiệm tìm liên cầu được.

Ngoài ra cũng có thể dựa vào một số triệu chứng lâm sàng để phân biệt viêm họng do virus và viêm họng do liên cầu:

- Biểu hiện viêm họng do virus: viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng virus.

- Biểu hiện viêm họng do liên cầu: sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng, khởi bệnh đột ngột (dưới 12h), chất xuất tiết ở họng, amidan.

- Nếu chỉ có họng đỏ không thôi thì thường là viêm họng do virus.

Khi trẻ có biểu hiện viêm họng, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Ăn mặn cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm họng :

Mùa Đông khô hanh, nguyên nhân dẫn đến viêm họng thường là do viêm, nhiệt và khô. Đặc biệt, trong mùa Đông khô hanh, sức đề kháng kém dẫn đến rất dễ bị viêm họng. Để bảo vệ đường hô hấp, rất nhiều người không ăn lạnh, không ăn cay, nhưng vẫn bị viêm họng hoặc ho. Lúc này bạn nên xem những thức ăn của gia đình mình có mặn quá không.
                                             
Một điều tra cho thấy, trong số những người bị viêm họng mãn tính , có khoảng 25% là hay ăn mặn. Ăn thức ăn quá mặn sẽ giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho cho các loại vi trùng sinh sôi nẩy nở trong đường hô hấp. Hơn nữa, ăn mặn có thể sẽ làm giảm sức đề kháng của niêm mạc, dẫn đến sức đề kháng kém tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi trùng xâm nhập gây viêm họng.

Do đó, trong mùa Đông, khi nấu nướng nên giảm lượng muối, ăn nhiều thức ăn tươi là yếu tố quan trọng để bảo vệ đường hô hấp. Ngoài ra, hàng ngày cũng không nên ăn những thức ăn cay và ít ăn những thức ăn rang như: hạt dưa, lạc rang, những thứ này vừa mặn lại vừa khô, rất dễ gây viêm họng.

Nên ăn nhiều những thức ăn giàu chất vitamin B như, gan động vật, các loại sữa, các loại đỗ … có lợi cho việc chóng lành vết thương, đồng thời tiêu viêm niêm mạc đường hô hấp. Ăn nhiều những thức ăn có chất keo như, móng giò, bì lợn, gân, cá, các loại đỗ, hải sản … có lợi cho việc nhanh khỏi chỗ viêm họng mãn tính.

NHỮNG CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ BỆNH VIÊM HỌNG HIỆU QUẢ BẠN NÊN BIẾT

Khi bị viêm, bắt buộc chúng ta phải dùng kháng sinh nhưng kháng sinh cũng gây hại cho sức khoẻ và nếu dùng lâu, dùng nhiều cũng gây lờn thuốc. Vậy nên cách tốt nhất là bảo vệ họng không bị viêm:

1. Đừng bao giờ coi thường bàn chải đánh răng vì nó là một trong những nguyên nhân gây viêm họng và miệng do vi khuẩn bám trên bàn chải.

Hãy pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để tẩy uế bàn chải trước khi đánh răng.

2. Cây đinh hương là chất khử trùng tự nhiên rất hiệu quả để điều trị viêm họng và miệng. Nhai một ít đinh hương mỗi sáng (sau khi ngắt bỏ hoa) sẽ bảo vệ họng tránh khỏi những vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập.
                                           

3. Tuy nhiên, nếu bạn không thích mùi vị của cây đinh hương, bạn có thể thay thế nó bằng cách nhai 5 đến 6 lá húng quế. Trồng một chậu húng quế nhỏ ở trước nhà vừa làm cảnh và cũng vừa là phương thuốc giúp bạn tránh bị viêm họng mỗi ngày.

4. Một cách đơn giản khác là ép một ít nước gừng tươi (khoảng 3 - 4 ml) vào buổi sáng. Trộn với 5ml mật ong và uống nó sau khi đánh răng. Gừng và mật ong sẽ bảo vệ họng bạn suốt cả ngày.

5. Một loại thảo dược khác cũng có tác dụng tương tự là nghệ. Nghệ có thành phần chống dị ứng nên rất hiệu quả với chứng viêm dị ứng họng. Để sử dụng nghệ hiệu quả, bạn nên pha một ít muối với 5g bột nghệ trong nửa cốc nước nóng và uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
                                                               
6. Các cách trên cần được kết hợp với thói quen súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng. Thói quen tốt này sẽ giúp tẩy trùng họng và miệng. Nó có tác dụng bảo vệ họng khỏi viêm nhiễm trong thời gian dài.

7. Nếu bạn còn lo lắng gì về việc đau họng và cuống phổi do thời tiết và môi trường làm việc ô nhiễm thì có thể nhai một miếng nhỏ đường thô (đường thốt nốt) trong ngày. Đường thốt nốt sẽ làm sạch và giữ cho họng, cuống phổi không bị khô rát.

Bài viết tham khảo : thuốc chữa viêm họng và cách điều trị viêm họng hạt hiệu quả

1 SỐ CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM HỌNG KHÔNG CẦN DÙNG ĐẾN KHÁNG SINH

Nhiều bệnh nhân viêm họng thường được các bác sĩ kê uống thuốc kháng sinh, nhưng cách chữa trị đó là không đúng, theo các chuyên gia Mỹ.

Trong các hướng dẫn mới công bố ngày 11/9, Hiệp hội Các bệnh truyền nhiễm Mỹ (IDSA) cho biết, hầu hết bệnh viêm họng do virus gây ra và thuốc kháng sinh không có tác dụng trong những trường hợp này.

IDSA khuyến cáo, mọi người chỉ nên dùng thuốc kháng sinh nếu bị viêm họng liên cầu khuẩn (do vi khuẩn streptococcus gây ra) và có xét nghiệm xác thực mắc căn bệnh đó.

Theo hướng dẫn của IDSA, những người có xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn cần phải được chữa trị bằng thuốc penicillin hoặc amoxicillin nếu cần thiết. Cần phải tránh sử dụng các thuốc kháng sinh azithromycin và cephalosporin trong trường hợp này vì vi khuẩn streptococcus đang ngày càng có khả năng kháng cự lại những loại thuốc này.

Trang Live Science thống kê, khoảng 15 triệu người ở Mỹ tới thăm khám bác sĩ vì bệnh viêm họng mỗi năm và có tới 70% trong số họ được kê dùng thuốc kháng sinh, dù trong thực tế, số người bị viêm họng do liên cầu khuẩn chiếm tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều: khoảng 20% – 30% trẻ em và 5% – 15% người lớn.

Các chuyên gia của IDSA khẳng định, trẻ em và người lớn không cần phải xét nghiệm viêm họng liên cầu khuẩn nếu họ bị ho, chảy nước mũi, khàn giọng hoặc đau miệng – những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy việc viêm họng do virus.

Viêm họng nhiều khả năng do liên cầu khuẩn streptococcus gây ra nếu cơn đau xuất hiện đột ngột kèm cảm giác đau khi nuốt và người bệnh bị sốt mà không có các triệu chứng của cảm cúm thông thường.

Hướng dẫn của IDSA cho biết thêm rằng, trẻ em dưới 3 tuổi thường không bị viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus. Các IDSA cũng đề xuất không nên cắt amiđan cho trẻ em liên tục bị viêm họng, ngoại trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt, ví dụ như đứa trẻ bị nghẽn đường thở, vì rủi ro từ việc phẫu thuật nhìn chung nhiều hơn lợi ích của nó mang lại.

IDSA nhấn mạnh, các hướng dẫn của họ không nhằm thay thế chẩn đoán của bác sĩ mà muốn hỗ trợ quá trình thăm khám bệnh và quyết định cách chữa bệnh của các chuyên gia y tế tùy theo từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân.

Cách đơn giản có thể làm để chữa bệnh viêm họng 

Vì phần lớn bệnh viêm họng do nhiễm trùng bởi virút, thuốc kháng sinh – dùng cho vi khuẩn – thuờng không cần thiết để đẩy nhanh sự hồi phục do viêm họng. Một số bệnh viêm họng, như viêm họng do khuẩn liên cầu (streptococcus), không cần dùng thuốc kháng sinh. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nắm rõ bệnh.

Những phuơng pháp điều trị tại nhà

. Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nuớc.
                                             


. Dùng Tylenol (acetaminophen) hay ibuprofen để giảm đau.

. Dùng viên thuốc kẽm. Tuy vẫn chưa rõ, nhưng một vài nghiên cứu cho thấy kẽm có thể giảm nhẹ viêm họng và những triệu chứng cảm lạnh khác.

. Súc miệng bằng nuớc muối ấm (1 muỗng muối hòa với một ly nuớc).

. Ngậm thuốc viêm họng (throat lozenge) hay kẹo cứng.

. Sử dụng phương pháp trị liệu lạnh (như kem que).

. Dùng máy giữ độ ẩm không khí.

. Để giúp làm nhẹ cơn đau, dùng túi chườm nóng hay cái gạc ở cổ. Bạn cũng có thể thử phương pháp dùng hoa cúc: trộn 1 muỗng hoa cúc khô vào 1 hoặc 2 tách nước sôi, ngâm trong 5 phút, rồi lọc lấy nước. Nhúng một chiếc khăn sạch vào trong nước hoa cúc, vắt nuớc, sau đó đắp lên cổ họng. Lấy khăn ra khi nguội. Lặp lại nhiều lần nếu cần.

. Đắp muối cũng giúp làm giảm đau. Trộn 2 tách muối biển với 5-6 muỗng nuớc ấm. Muối chỉ ẩm chứ không đuợc uớt. Bỏ muối vào giữa khăn, và cuộn khăn theo phía chiều dài. Quấn khăn xung quanh cổ, bao quanh bằng một chiếc khăn khô khác. Để yên bao lâu tùy bạn.

. Phương pháp xông hơi. Dùng một chậu nuớc nóng, choàng khăn lên đầu để giữ hơi nước. Hít thở sâu bằng miệng và mũi từ 5-10 phút. Lặp lại nhiều lần trong ngày. Hãy luôn cẩn thận không để bị bỏng bởi nước sôi hay hơi nước.

CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH VIÊM HỌNG CHO TRẺ EM VÀO MÙA HÈ

Bé bị đau họng có thể do virút (thường xảy ra khi bé bị cảm cúm hoặc cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu). Mùa nóng, sức đề kháng của bé giảm, kém ăn, ra nhiều mồ hôi nên dễ gây viêm đường hô hấp. Trường hợp nhẹ, bé có khả năng bị viêm họng; trường hợp nặng, có thể bị viêm amiđan, viêm phổi….
Chớ coi thường chứng viêm họng của trẻ trong mùa lạnh  Bảo vệ bé yêu trước tình hình thời tiết thất thường  Phòng tránh viêm họng
                                       

Làm dịu cơn đau họng cho bé

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu ổ họng bị đau. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi bé được khoảng 1 tuổi, vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.
Nếu bé bị đau họng nặng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.
             
Các bé có thói quen mút tay, vì vậy bạn nên vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên


Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

Bé bị viêm họng thường kèm theo quấy khóc, kém bú, chán ăn nên dễ bị cha mẹ nhầm tưởng rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng. Nếu bé bị sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì bạn nên đưa bé đi khám. Với bé dưới 3 tháng tuổi, bạn nên đưa bé đi khám ngay khi bé xuất hiện dấu hiệu bị sốt. Với bé khoảng 3 - 6 tháng tuổi, bé bị sốt đến khoảng 38,3oC là nghiêm trọng. Bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 390C là dấu hiệu nghiêm trọng.

Nếu bé bị đau cả ở khoang miệng, bạn nên đưa bé đi kiểm tra. Bạn cũng nên đưa bé đi khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi, sốt đến 38oC hoặc hơn.

Cũng nên đưa bé đi khám sớm nếu cổ họng có dấu hiệu bất thường: sưng (tấy) đỏ; nếu bạn nghi ngờ bé nuốt phải dị vật (bé không thể mở to miệng vì bị đau); hơi thở trở nên khó nhọc; bé kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.

Trường hợp nhập viện khẩn cấp: thường khá hiếm. Đó là tình huống bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì; bé khó thở, sốt cao và chảy dãi liên tục.

Không nên cố ép bé ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra; bạn cũng tránh ép bé phải ăn, uống vì những điều này chỉ khiến bé khó thở hơn. Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm.

Điều trị

Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ tự "chiến đấu" với virút gây bệnh và chiến thắng chúng trong vòng vài ngày đến một tuần. Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nếu nghi ngờ bé bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho bé. Tùy từng loại bệnh, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc cụ thể. Cha mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc cho con vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến họng của bé bị đau trầm trọng hơn.

Cách phòng tránh

Vi khuẩn và virút có thể là thủ phạm gây đau họng cho bé. Bạn nên vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên (vì các bé có thói quen mút tay - mầm bệnh sẽ theo đó vào khoang miệng).

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, cha mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn riêng cho bé (không chung đụng với người thân trong nhà).

Cũng nên vệ sinh bàn tay của mẹ thường xuyên, nhất là mỗi lần thay tã cho bé.

Bạn có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ trong phòng bé nhưng nên lưu ý cách sử dụng để không khiến bé bị viêm họng:

- Bạn không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng của bé nên được duy trì ở mức 24 - 26oC.

- Khi không sử dụng điều hòa, bạn nên mở phòng của bé cho thoáng khí. Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.

Sử dụng quạt hợp lý: tương tự như điều hòa, bạn không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Bạn có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.

Nếu bé ngủ chung giường với bố mẹ, bạn có thể bật và cho quạt quay nhẹ bên ngoài màn. Tốt nhất, bạn nên nằm ngoài (tiếp xúc trực diện với hướng gió) và để bé ngủ ở vị trí bên trong. Nhiều người mẹ chọn cách quạt tay cho bé trong những ngày nhiệt độ không quá cao.

Không nên để bé quá nóng: nhiều người mẹ lo con bị lạnh, dễ viêm họng nên tìm cách ấp ủ bé quá nóng như mặc áo dài tay hoặc đắp chăn cho bé trong thời tiết mùa hè. Khi ấy, bé có khả năng dễ bị toát mồ hôi. Lượng mồ hôi này không được thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: việc bạn đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10 - 15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.

Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi: nếu bạn cho bé tắm ngay sau khi bé ra nhiều mồ hôi thì bé cũng dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.

Bạn nên lưu ý đến việc sử dụng bàn chải và cách vệ sinh răng, miệng cho bé. Những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt bàn chải có khả năng gây các chứng bệnh trong khoang miệng của bé. Trước mỗi lần đánh răng, bạn nên nhúng bàn chải của bé vào một cốc nước ấm, có pha muối nhạt. Cách này cũng giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải. Sau khi bé đánh răng, bạn nên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.

Hạn chế cho bé dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh. Đây được coi là một trong những món ăn khoái khẩu của các bé. Các loại nước uống và đồ ăn lạnh nếu được dùng thường xuyên sẽ gây chứng viêm họng cho bé.

Chú ý những kỳ nghỉ mát dành cho bé. Nếu ngâm mình trong bể bơi hoặc khu vực nước biển liên tục (nhiều giờ liền) có thể khiến các bé mắc bệnh về hô hấp.

Những tác nhân từ môi trường xung quanh như khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa… cũng khiến tình trạng viêm họng của bé trầm trọng hơn.