Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

SỰ LIÊN QUAN GIỮA VIÊM MŨI,VIÊM XOANG,VIÊM AMIDAN,VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ VIÊM HỌNG

Họng là nơi ra vào của đồ ăn, thức uống, là lối vào của khí trời”.

Họng là ngã tư đường ăn và đường thở. Khi ta ăn, thức ăn qua miệng, họng, xuống thực quản để vào dạ dày. Khi ta thở, không khí đi qua mũi, qua họng, rồi qua thanh- khí quản để vào phổi. Bởi vậy, những bệnh tật của các vùng liên quan như viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan… do vi khuẩn , do thời tiết bất thường hoặc do các chất thải độc hại từ môi trường đều có thể gây viêm họng. Viêm họng mạn tính tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm họng hạt. Bệnh không nặng nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp.
                                                                       


Viêm họng hạt chỉ là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn. Vùng họng chứa nhiều mô lympho với nhiệm vụ diệt khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vùng họng sẽ bị các bạch cầu ở đây bắt giữ đưa vào mô lympho và tiêu diệt ở đó. Nếu họng bị viêm mạn tính, các mô lympho phải làm việc liên tục trong một thời gian dài nên ngày càng to ra và gây viêm họng hạt. Thành sau họng sẽ có nhiều hạt lớn nhỏ như đầu đinh ghim hoặc hạt ngô, có nhiều hạt nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ.

Lúc bình thường, các mô lympho ở họng là nơi diệt khuẩn âm thầm, chúng ta không có cảm giác gì. Nhưng khi trở thành “hạt” thì nó lại kích thích họng gây khó chịu. Người bệnh lúc nào cũng thấy vương vướng trong họng, ngứa họng, phải đằng hắng hay ho nhẹ một tiếng mới hết; và chỉ một lúc sau (vài giờ, thậm chí chỉ mấy phút) lại bị ngứa họng, lại phải đằng hắng hay ho nhẹ một cái.

Theo Đông y , xếp viêm họng hạt thuộc chứng “mạn hầu tý” (mạn có nghĩa: lâu ngày; hầu tý có nghĩa: cổ họng bị nghẽn tắc) – Rất khó chữa trị.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới “mạn hầu tý” là do: phế thận âm hư, tỳ vị hư nhược, thận dương hư suy.

Biểu hiện viêm họng hạt: Cổ họng nghẽn tắc, sùi lên như những chuỗi hạt.

Mạn hầu tý có thể do ngoại tà (tác nhân gây bệnh từ bên ngoài) hoặc nội nhân gây nên. Ngoại tà chủ yếu liên quan tới yếu tố môi trường – ô nhiễm môi trường hiện nay đang là một vấn nạn ( gồm có môi trường nước, môi trường không khí, môi trường thực phẩm, dinh dưỡng ) – và yếu tố thời tiết, khí hậu – thời tiết thay đổi thất thường do khí hậu trái đất bị thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây. Nội nhân phần nhiều do chức năng tạng phủ mất điều hòa, chủ yếu là 3 tạng Phế, Tỳ và Thận bị thương tổn.

Bệnh viêm họng cấp

Triệu chứng bệnh:

Đa số bệnh viêm họng cấp thường gặp ở trẻ em. Thanh thiếu niên, người trung niên và người già cũng mắc bệnh này nhưng ít hơn.

Có đến 80% các trường hợp viêm họng cấp là do vi rut, 20% còn lại là vi khuẩn như các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu,.. Trong số các vi khuẩn gây bệnh viêm họng thì nguy hiểm nhất là liên cầu tan huyết nhóm A. Đây là thủ phạm gây các biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận.

Triệu chứng điển hình của viêm họng cấp là sốt, đau họng, ho, biểu hiện nhiễm khuẩn. Bệnh nhân thường sốt cao 39 – 40 độ C, rét run; thấy đau rát họng nhất là khi nuốt. Ho được biểu hiện ban đầu là ho khan rồi ho từng cơn, ho có đờm. Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt là môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, nét mặt bơ phờ mệt mỏi. Trẻ nhỏ khi bị viêm họng thường quấy khóc, chán ăn, bỏ bú. Khám thực tế thấy niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to, đỏ; có thể thấy hạch góc hàm sưng đau.
Trường hợp viêm họng cấp do hạch hầu và viêm họng vincent thì nổi bật là triệu chứng nhiễm độc toàn thân, sốt không cao nhưng mặt xanh tái, mệt mỏi, bơ phờ, nước tiểu ít, họng có giả mạc trắng.

Những biến chứng có thể xảy ra của các loại viêm họng nói chung là:

- Các biến chứng tại chỗ gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.

- Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi.

- Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim…
Với viêm họng mạn tính, để điều trị bệnh, người ta có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng muối bạc, bằng axít chromic, đốt điện, đốt bằng laser CO2 hoặc bằng nitơ bạc. Tuy nhiên các biện pháp phòng bệnh là quan trọng hơn cả. Các biện pháp trên chỉ có tác dụng điều trị mang tính cấp thời , điều trị theo triệu chứng, có tác dụng cắt cơn không thể chấm dứt được căn nguyên của căn bệnh đó là do thể trạng yếu và do tác động xấu từ môi trường bị ô nhiễm.

Nguyên tắc điều trị

a) Điều trị theo  Bác sĩ tại các phòng khám hoặc bệnh viện:

Như đã nói, phần lớn nguyên nhân gây viêm họng cấp là do virus, những trường hợp viêm họng này điều trị chứng như hạ sốt, giảm đau, giảm ho, chống viêm mà không cần dùng kháng sinh.

Chỉ những trường hợp do viêm họng cấp do vi khuẩn mới phải dùng kháng sinh, hiệu quả nhất là chỉ định kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ.

Với viêm họng do bạch hầu phải chuyển ngay bệnh nhân vào các khoa truyền nhiễm để điều trị, dứt khoát không điều trị tại nhà. Bệnh nhân được dùng kháng sinh đúng liều đồng thời với các biện pháp giải độc, hổ trợ các loại Vitamin. Điều hòa thân nhiệt…

b) Sau khi điều trị theo y lệnh của Bác sĩ tại các phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa cần tiếp tục liên hệ với chúng tôi để lấy thuốc trị dứt diểm căn bệnh.

Theo đông y và thực tế kết quả điều trị cho thấy những biện pháp điều trị bệnh viêm họng cấp tính của bác sĩ tây y có tác dụng tốt trong việc điều trị mang tính khẩn cấp , điều trị theo triệu chứng, nhưng không thể loại bỏ căn nguyên sâu xa của gốc bệnh đó là : Ngoại tà và Nội Nhân gây nên bệnh Mạn Hầu tý ( Viêm họng hạt ) . Hay nói một cách dễ hiểu là Tây y rất giỏi trong việc trị dứt điểm bệnh trạng hiện thời , nhưng không có khả năng loại bỏ gốc rễ đã ăn sâu từ phía bên trong cơ thể . Bằng chứng là một thời gian sau bệnh lại tái phát. Lại phải đi bác sĩ, khoảng một tuần đến 10 ngày điều trị theo y lệnh của bác sĩ là hết bệnh, nhưng một thời gian sau đó bệnh tái phát trở lại nhưng lần này lại nặng hơn và kéo dài hơn, dùng thuốc kháng sinh ngày càng mạnh hơn. Cái vòng lẩn quẩn đó khiến người bệnh cảm thấy chán nãn, mất tự tin, lo lắng, suy giảm chất lượng sống.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét