Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM HỌNG

70-80% tác nhân gây viêm họng là do virus, có thể tự khỏi nếu sức đề kháng tốt. Tuy nhiên khoảng 20-30% người nhiễm bệnh vì liên cầu, có thể biến chứng dẫn bệnh thớp tim.

Theo giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Truởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội) viêm mũi họng cấp hay nhiễm khuẩn hô hấp trên là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus, thuốc kháng sinh không có tác dụng.

                                                

Trong trường hợp này cha mẹ nên cân nhắc việc sử dụng kháng sinh. Vì uống thuốc vào chỉ khiến trẻ mệt hơn, thậm chí là ở nhưng trẻ nhỏ có thể bị tiêu chảy do kháng sinh.

Việc điều trị bệnh ở đây chủ yếu là điều trị triệu chứng. Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên, nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Dùng các thuốc tây y hoặc đông y nếu trẻ ho nhiều. Có thể dùng mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho. Nếu trẻ chảy mũi nhiều hoặc tắc mũi nhiều thì có thể sử dụng một số thuốc có các chế phẩm chống tắc mũi.

Trong khi đó, nếu trẻ có ít nhất một trong các dấu hiệu sau thì cần nghĩ đến viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A: họng đỏ, amidan sưng, có chất xuất tiết trắng và sưng đau hạch cổ. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm vì nguy cơ gây biến chứng nặng nề. Trường hợp này trẻ cần được điều trị đứng và đủ liệu kháng sinh để dự phòng các biến chứng thấp khớp cấp có thể ảnh hưởng đến tim sau này rất khó chữa.

Để chẩn đoán chính xác viêm họng do liên cầu phải làm xét nghiệm cấy nhớt họng hoặc các test chẩn đoán nhanh. Thực tế không phải trẻ nào bị viêm họng cũng có thể lấy dịch họng để xét nghiệm tìm liên cầu được.

Ngoài ra cũng có thể dựa vào một số triệu chứng lâm sàng để phân biệt viêm họng do virus và viêm họng do liên cầu:

- Biểu hiện viêm họng do virus: viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng virus.

- Biểu hiện viêm họng do liên cầu: sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng, khởi bệnh đột ngột (dưới 12h), chất xuất tiết ở họng, amidan.

- Nếu chỉ có họng đỏ không thôi thì thường là viêm họng do virus.

Khi trẻ có biểu hiện viêm họng, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Ăn mặn cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm họng :

Mùa Đông khô hanh, nguyên nhân dẫn đến viêm họng thường là do viêm, nhiệt và khô. Đặc biệt, trong mùa Đông khô hanh, sức đề kháng kém dẫn đến rất dễ bị viêm họng. Để bảo vệ đường hô hấp, rất nhiều người không ăn lạnh, không ăn cay, nhưng vẫn bị viêm họng hoặc ho. Lúc này bạn nên xem những thức ăn của gia đình mình có mặn quá không.
                                             

Một điều tra cho thấy, trong số những người bị viêm họng mãn tính , có khoảng 25% là hay ăn mặn. Ăn thức ăn quá mặn sẽ giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho cho các loại vi trùng sinh sôi nẩy nở trong đường hô hấp. Hơn nữa, ăn mặn có thể sẽ làm giảm sức đề kháng của niêm mạc, dẫn đến sức đề kháng kém tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi trùng xâm nhập gây viêm họng.

Do đó, trong mùa Đông, khi nấu nướng nên giảm lượng muối, ăn nhiều thức ăn tươi là yếu tố quan trọng để bảo vệ đường hô hấp. Ngoài ra, hàng ngày cũng không nên ăn những thức ăn cay và ít ăn những thức ăn rang như: hạt dưa, lạc rang, những thứ này vừa mặn lại vừa khô, rất dễ gây viêm họng.

Nên ăn nhiều những thức ăn giàu chất vitamin B như, gan động vật, các loại sữa, các loại đỗ … có lợi cho việc chóng lành vết thương, đồng thời tiêu viêm niêm mạc đường hô hấp. Ăn nhiều những thức ăn có chất keo như, móng giò, bì lợn, gân, cá, các loại đỗ, hải sản … có lợi cho việc nhanh khỏi chỗ viêm họng mãn tính.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét